Vừa đi làm về , chưa kịp tắm rửa thì ông B cạnh nhà gọi cửa :
-Ông chủ có nhà không? Tôi hỏi nhờ một chút! Tôi chỉ kịp rửa qua mặt mũi rồi vội pha trà tiếp khách. Vốn là hàng xóm với nhau, quan hệ giữa gia đình tôi và gia đình ông B khá thân tình nên có việc gì dù vui hay buồn thì hai nhà đều thông báo cho nhau. Lần này cũng vậy, chắc lại có chuyện gì "hệ trọng" gì đây nên ông B mới đôn đáo như vậy.
-Có chuyện gì thế ông? Tôi hỏi .
-Vẫn là những khoản đóng góp đầu năm học ấy mà! ông B đáp. Lại chuyện "gáng nặng tiền trường" đầu năm học phải không? Tôi hỏi.
Chỉ chờ câu hỏi của tôi , ông B tuôn ra một mạch:
-Bác ạ, năm nào cũng vậy cứ đến ngày đi họp phụ huynh đầu năm học là tôi lo ngay ngáy vì tôi còn 2 đứa đang đi học , một đứa lớp 12, một đứa lớp 9. Tính sơ sơ các khoản đóng góp đầu năm và mua sắm sách vở cho chúng đã mất đứt gần 3 triệu , mà 3 triệu đồng đối với nhà tôi là một khoản lớn đấy , bác B thở dài( Hai vợ chồng bác B vốn làm nghề tự do).
-Thôi đành cố vậy, cũng là vì các cháu cả thôi, tôi động viên.
-Nhưng sao mà lắm khoản thu thế? Nào là tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ lớp, quỹ hội cha mẹ học sinh ,tiền vệ sinh, tiền an ninh, tiền nước uống...rồi cả khoản hỗ trợ trường xây dựng chuẩn với danh nghĩa là xã hội hoágiáo dục nữa...Bác B nói tiếp:
-Một số khoản thu theo quy định thì ai cũng như ai nhưng riêng khoản "tự nguyện hỗ trợ" thì rất khó. Này nhé, hôm đi họp, khi một vị trong ban chi hội phụ huynh học sinh vừa nêu vấn đề là nên quyên góp tự nguyện ủng hộ trường để thay thế bóng đèn đỏ bằng bóng com-pắc, bảng thường bằng bảng chống loá và nâng cấp một số phòng học ...với mức 100 nghìn đồng /học sinh thì mọi người đều tán thành. Nhưng lại có người nêu ý kiến là ít quá mà phải là 200 nghìn đồng...Gia đình có điều kiện thì không sao nhưng những người lao đông thu nhập thấp, bấp bênh như chúng tôi thì thật khổ...Rồi bác nói tiếp:
- Cái khoản đóng góp cho học hành của các cháu thì chúng tôi phải cố nhưng còn nhiều khoản đóng góp tự nguyện ở khu dân cư cũng danh nghĩa là xã hội hoá mới phiền chứ ! Rồi bác kể tiếp, khu ta từ đầu năm đến nay cũng đóng góp khá nhiều đấy . Này nhé, quyên góp xây nhà văn hoá khu, quyên góp làm đường giao thông liên gia, ủng hộ xây dựng nghĩa trang liệt sĩ đó là những khoản lớn, chứ không kể các ngày "vì người nghèo", ủng hộ đồng bào bị thiên tai đến ngày tết thiếu nhi và rằm trung thu của các cháu...nghĩa là thỉnh thoảng lại cũng có ban vận động của khu dân cư đến quyên góp , nếu không đóng ít nhiều thì người ta cho là ki bo, kẹt sỉ, không vì phong trào mà cứ đóng góp đầy đủ thì cũng khá vất vả . Bác nói tiếp : -Ngay bản thân gia đình nhà tôi cũng thuộc diện "lá rách" mà cứ phải đùm "lá lành" thì mệt quá ! Giọng bác B pha chút hài hước nhưng đượm buồn .
Nghe tâm sự của bác B về các khoản đóng góp trên, tôi thầm nghĩ: "Sao bây giờ người ta hay dùng từ Xã hội hoá đến thế, ước gì loại bỏ được từ đó trong đời sống người lao động!"
Đăng nhận xét