Cách đây 5 năm , năm 2006, Báo Hải Dương có tổ chức cho một số cán bộ, phóng viên đi tham quan du lịch theo kiểu “xuyên Việt”, nghĩa là đi từ Bắc vào Nam đến tận Mũi Cà Mau để anh em biết được những vùng đất rộng dài của đất nước và học tập kinh nghiệm làm báo của các đồng nghiệp ở các tờ báo Đảng địa phương. Trong chuyến đi ấy, lần đầu tiên tôi được biết Sài Gòn nhưng chỉ ở Sài Gòn 1 ngày 1 đêm nên Sài Gòn trong tôi chỉ là một chút thoáng qua...
5 giờ sáng ngày 5-7, sau 29 giờ hết nằm lại ngồi trên chuyến tàu tốc hành , lúc đó ánh bình minh phương Nam đã xuất hiện phía chân trời, Sài Gòn rực rỡ hiện ra với những đường phố dài rộng và những tòa nhà cao vút . Một khách du lịch người nước ngoài chắc là lần đầu tiên đến Sài Gòn ngồi đối diện với tôi giọng phấn khích:
- Sai Gon City! Ho Chi Minh City!
Đoàn tàu dừng lại, hành khách lục tục xuống ga, đến cửa ga tôi thấy hàng trăm xe tắc-xi, xe ôm đã quây kín chào mời nhưng khi từ chối không đi thì họ vẫn vui vẻ . Tôi kéo chiếc va-li to đùng chứa đủ các thứ cần dùng cho chuyến đi về một chiếc tắc-xi đậu cạnh đường, cậu lái xe nhanh nhẹn đỡ chiếc va-li lên và nói:
-Đi xe của con cô chú cứ yên tâm và không quên đưa cho một tấm các ghi rõ tên hãng xe , tên người lái và dặn:
-Chú cầm cái này nếu xuống xe mà quên đồ thì liên lạc với con ! Chỉ một câu nói nhẹ nhàng của người lái xe khiến tôi thấy phong cách phục vụ của đội ngũ lái xe trong này rất chuyên nghiệp và cảm tình với người phương Nam cõ lẽ từ bắt đầu từ đây...
Trước Bến Nhà Rồng
Về nhà người quen nghỉ ngơi một ngày, sáng hôm sau vợ chồng tôi lấy xe máy đi “khám phá” Sài Gòn , bởi chỉ có đi xe máy mới chủ động được thời gian và thăm thú các địa danh mới kỹ được . Ăn sáng xong , chúng tôi dùng chiếc xe máy tay ga loại "xịn" của người nhà phóng đến điểm đầu tiên trong chuyến đi là Bến Nhà Rồng . Vì tôi sử dụng xe tay ga kém nên bà xã không tin tưởng nên dành quyền điều khiển .Phải nói rằng được vợ chở đi thăm thú thì còn gì bằng mà như trong này người ta quan niệm những người đàn ông mà để phụ nữ chở thì người đó chắc chỉ ở "bển" về (Việt kiều), trong khi đó mình thì còm nhom chắc ai cũng nghĩ mình ở "bển" không quá vài tháng chưa kịp ngấm đường sữa của bọn tư bản...
Đi trên xa lộ Đông Tây hay còn gọi là xa lộ Hà Nội đến Bến Nhà Rồng nhìn hàng nghìn xe máy , xe ô tô nối đuôi nhau thì cảm giác đường Sài Gòn quá hùng vĩ (mà ở trong này ít xảy ra tắc đường như ở Hà Nội).Gió mát trên Nghè Thị Vải thổi lên làm người đi đường , đi tản bộ càng thêm khoan khoái. Khu vực Bến Nhà Rồng vào ngày chủ nhật rất đông khách du lịch. Mấy ông “Tây ba lô” vừa chụp ảnh vừa chỉ trỏ hầm cầu Thủ Thiêm và tòa nhà cao nhất Sài Gòn (66 tầng) có cả bãi đỗ cho máy bay trực thăng ra vẻ thán phục lắm .Khu di tích lịch sử Bến Nhà Rồng vẫn như lần tôi thăm trước, nhưng lần này tôi mới để ý thấy chiếc xe kéo tay trưng bày ở hành lang (loại xe dành cho những ông chủ thực dân) do người An Nam kéo như trong Bản án chế độ thực dân Pháp của Bác Hồ viết. Thấy không có nhân viên khu di tích, vợ chồng tôi lần lượt ngồi vào làm kiểu ảnh nhưng xem ảnh chẳng giống thực dân chút nào vì mình còm nhom ốm yếu ...
Thăm thú một hồi thấy mệt, hai vợ chồng rủ nhau vào một nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn gọi ly cà phê nhâm nhi . Sông Sài Gòn khá rộng, bao nhiêu con tàu loại lớn hú còi đi lại, dòng sông đỏ nặng phù sa để cho những miệt vườn phương Nam thêm trù phú , từng đám hoa lục bình tím ngát lập lờ trôi như gieo vào lòng du khách nỗi nhớ ly hương...
Đến Dinh Độc lập vào buổi chiều chủ nhật khách tham quan đông nghịt, đủ các thành phần từ các đoàn cán bộ, các cựu chiến binh, học sinh , sinh viên ,thiếu nhi ở mọi miền đổ về chiêm ngưỡng và tìm hiểu một công trình đầu não của Ngụy quyền Sài Gòn trước tháng 4 năm 1975. Phải nói rằng Dinh Độc lập theo ngày tháng ghi trên phía cửa sau thì được xây dựng gần 6 năm (7-1962-10-1966) do Cục Công binh ngụy xây dựng mà người khởi xướng xây dựng Dinh là Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng ông ta không được sống trong Dinh một ngày nào (Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963). Dinh Độc Lập có diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, sân thượng, tầng hầm với 95 phòng, mỗi phòng được trang trí nội thất khác nhau. Nơi đây từng là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi ở của gia đình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đồ án thiết kế tòa nhà là của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã , giải thưởng cao nhất của trường Mỹ thuật Pa-ri. Thăm các phòng làm việc của Tổng thống ngụy, phòng làm việc của các Phó Tổng thống , phòng tiếp khách các đại sứ, phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống và phu nhân các Phó Tổng thống, phòng chiếu phim, thư viện...khá trang trọng và bài trí đẹp. Ở hành lang tầng 2 gần phòng làm việc của Nguyễn Văn Thiệu có treo bức tranh sơn dầu mô tả Thúy Kiều gặp gỡ Kim trọng trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du chứng tỏ Tổng thống Thiệu cũng rất lãng mạn. Trên lầu 4 là một phòng hòa nhạc lớn có thể chứa được vài trăm quan khách tham dự các buổi hòa nhạc , khiêu vũ, có đặt một chiếc dương cầm mà người biểu diễn là con gái rượu của Tổng thống Thiệu. Nghe nói cô gái này rất tài hoa chơi được các bản nhạc từ nhạc cổ điển đến đương đại như Rốc, Phốc ...
Mặc dù kiến trúc Dinh hiện đại , được thiết kế công phu kết hợp đủ các yếu tố tâm linh và khi thiết kế Dinh , Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT , có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự ,lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM . Theo quan niệm dân chủ hữu tam : Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội tụ đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG , trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi. Thế nhưng Tổng thống Thiệu cũng phải vĩnh viễn ra đi ,chỉ được sống trong Dinh vẻn vẹn 9 năm vì cái cơ bản nhất là chính thể của ông ta đi ngược với lợi ích của toàn bộ dân tộc Việt Nam.
Trong công viên Bến Nhà Rồng
Ở Gài Gòn trong các quán ăn lớn tôi thường thấy có cả tốp nhạc công biểu diễn, họ chơi kèn ooc-gan, kèn Trompet và hát nhưng chủ yếu là nhạc Trịnh . Những nghệ sỹ này rất nhiệt tình, họ biểu diễn với âm lượng vừa đủ và hay để ý đến thái độ thực khách, nếu khách yêu cầu đến bên bàn biểu diễn thì họ rất sẵn sàng và không nhận thù lao. Chắc chủ nhà hàng đã hợp đồng trả sẵn cho họ mức thù lao theo tháng hoặc theo ngày. Đây là một nét văn hóa rất đặc trưng mà ở Hà Nội và các thành phố lớn khác không có được. Ở Sài Gòn món ăn nào cũng ấn tượng : nếu đồ ăn thì hương vị không thể thiếu là đường, đồ uống thì kèm rất nhiều đá lạnh .Từ tô bún bò đến bát hủ tíu đều ngòn ngọt cay cay, còn đồ uống thì dứt khoát phải lạnh như bia , rượu, trà đều kèm đá .Các buổi nhậu ở đây thường kéo dài đến 3-4 tiếng đồng hồ là thường. Có lẽ phong cách người phương Nam phóng khoáng nên gặp gỡ bạn bè là phải nhậu lai rai mới thỏa tấm lòng. Mà cái hay ở các bàn nhậu là người ta rất vui vẻ nhưng không hô zô zô 100% như ngoài Bắc . Rất nhiều quan chức cỡ bự nhưng hết giờ làm việc họ ăn mặc rất giản dị cứ áo phông, quần cộc đến nhậu với bạn bè trông rất dân dã chứ không như ngoài Bắc. Nếu ở các quán nhậu trong này mà thấy một ông nào ăn mặc đóng hộp đến nhậu thì y như là ông ta vừa từ ngoài Bắc mới vào...
5 giờ sáng ngày 5-7, sau 29 giờ hết nằm lại ngồi trên chuyến tàu tốc hành , lúc đó ánh bình minh phương Nam đã xuất hiện phía chân trời, Sài Gòn rực rỡ hiện ra với những đường phố dài rộng và những tòa nhà cao vút . Một khách du lịch người nước ngoài chắc là lần đầu tiên đến Sài Gòn ngồi đối diện với tôi giọng phấn khích:
- Sai Gon City! Ho Chi Minh City!
Đoàn tàu dừng lại, hành khách lục tục xuống ga, đến cửa ga tôi thấy hàng trăm xe tắc-xi, xe ôm đã quây kín chào mời nhưng khi từ chối không đi thì họ vẫn vui vẻ . Tôi kéo chiếc va-li to đùng chứa đủ các thứ cần dùng cho chuyến đi về một chiếc tắc-xi đậu cạnh đường, cậu lái xe nhanh nhẹn đỡ chiếc va-li lên và nói:
-Đi xe của con cô chú cứ yên tâm và không quên đưa cho một tấm các ghi rõ tên hãng xe , tên người lái và dặn:
-Chú cầm cái này nếu xuống xe mà quên đồ thì liên lạc với con ! Chỉ một câu nói nhẹ nhàng của người lái xe khiến tôi thấy phong cách phục vụ của đội ngũ lái xe trong này rất chuyên nghiệp và cảm tình với người phương Nam cõ lẽ từ bắt đầu từ đây...
Trước Bến Nhà Rồng
Về nhà người quen nghỉ ngơi một ngày, sáng hôm sau vợ chồng tôi lấy xe máy đi “khám phá” Sài Gòn , bởi chỉ có đi xe máy mới chủ động được thời gian và thăm thú các địa danh mới kỹ được . Ăn sáng xong , chúng tôi dùng chiếc xe máy tay ga loại "xịn" của người nhà phóng đến điểm đầu tiên trong chuyến đi là Bến Nhà Rồng . Vì tôi sử dụng xe tay ga kém nên bà xã không tin tưởng nên dành quyền điều khiển .Phải nói rằng được vợ chở đi thăm thú thì còn gì bằng mà như trong này người ta quan niệm những người đàn ông mà để phụ nữ chở thì người đó chắc chỉ ở "bển" về (Việt kiều), trong khi đó mình thì còm nhom chắc ai cũng nghĩ mình ở "bển" không quá vài tháng chưa kịp ngấm đường sữa của bọn tư bản...
Đi trên xa lộ Đông Tây hay còn gọi là xa lộ Hà Nội đến Bến Nhà Rồng nhìn hàng nghìn xe máy , xe ô tô nối đuôi nhau thì cảm giác đường Sài Gòn quá hùng vĩ (mà ở trong này ít xảy ra tắc đường như ở Hà Nội).Gió mát trên Nghè Thị Vải thổi lên làm người đi đường , đi tản bộ càng thêm khoan khoái. Khu vực Bến Nhà Rồng vào ngày chủ nhật rất đông khách du lịch. Mấy ông “Tây ba lô” vừa chụp ảnh vừa chỉ trỏ hầm cầu Thủ Thiêm và tòa nhà cao nhất Sài Gòn (66 tầng) có cả bãi đỗ cho máy bay trực thăng ra vẻ thán phục lắm .Khu di tích lịch sử Bến Nhà Rồng vẫn như lần tôi thăm trước, nhưng lần này tôi mới để ý thấy chiếc xe kéo tay trưng bày ở hành lang (loại xe dành cho những ông chủ thực dân) do người An Nam kéo như trong Bản án chế độ thực dân Pháp của Bác Hồ viết. Thấy không có nhân viên khu di tích, vợ chồng tôi lần lượt ngồi vào làm kiểu ảnh nhưng xem ảnh chẳng giống thực dân chút nào vì mình còm nhom ốm yếu ...
Thăm thú một hồi thấy mệt, hai vợ chồng rủ nhau vào một nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn gọi ly cà phê nhâm nhi . Sông Sài Gòn khá rộng, bao nhiêu con tàu loại lớn hú còi đi lại, dòng sông đỏ nặng phù sa để cho những miệt vườn phương Nam thêm trù phú , từng đám hoa lục bình tím ngát lập lờ trôi như gieo vào lòng du khách nỗi nhớ ly hương...
Đến Dinh Độc lập vào buổi chiều chủ nhật khách tham quan đông nghịt, đủ các thành phần từ các đoàn cán bộ, các cựu chiến binh, học sinh , sinh viên ,thiếu nhi ở mọi miền đổ về chiêm ngưỡng và tìm hiểu một công trình đầu não của Ngụy quyền Sài Gòn trước tháng 4 năm 1975. Phải nói rằng Dinh Độc lập theo ngày tháng ghi trên phía cửa sau thì được xây dựng gần 6 năm (7-1962-10-1966) do Cục Công binh ngụy xây dựng mà người khởi xướng xây dựng Dinh là Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng ông ta không được sống trong Dinh một ngày nào (Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963). Dinh Độc Lập có diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, sân thượng, tầng hầm với 95 phòng, mỗi phòng được trang trí nội thất khác nhau. Nơi đây từng là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi ở của gia đình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đồ án thiết kế tòa nhà là của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã , giải thưởng cao nhất của trường Mỹ thuật Pa-ri. Thăm các phòng làm việc của Tổng thống ngụy, phòng làm việc của các Phó Tổng thống , phòng tiếp khách các đại sứ, phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống và phu nhân các Phó Tổng thống, phòng chiếu phim, thư viện...khá trang trọng và bài trí đẹp. Ở hành lang tầng 2 gần phòng làm việc của Nguyễn Văn Thiệu có treo bức tranh sơn dầu mô tả Thúy Kiều gặp gỡ Kim trọng trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du chứng tỏ Tổng thống Thiệu cũng rất lãng mạn. Trên lầu 4 là một phòng hòa nhạc lớn có thể chứa được vài trăm quan khách tham dự các buổi hòa nhạc , khiêu vũ, có đặt một chiếc dương cầm mà người biểu diễn là con gái rượu của Tổng thống Thiệu. Nghe nói cô gái này rất tài hoa chơi được các bản nhạc từ nhạc cổ điển đến đương đại như Rốc, Phốc ...
Mặc dù kiến trúc Dinh hiện đại , được thiết kế công phu kết hợp đủ các yếu tố tâm linh và khi thiết kế Dinh , Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT , có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự ,lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM . Theo quan niệm dân chủ hữu tam : Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội tụ đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG , trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi. Thế nhưng Tổng thống Thiệu cũng phải vĩnh viễn ra đi ,chỉ được sống trong Dinh vẻn vẹn 9 năm vì cái cơ bản nhất là chính thể của ông ta đi ngược với lợi ích của toàn bộ dân tộc Việt Nam.
Trong công viên Bến Nhà Rồng
Ở Gài Gòn trong các quán ăn lớn tôi thường thấy có cả tốp nhạc công biểu diễn, họ chơi kèn ooc-gan, kèn Trompet và hát nhưng chủ yếu là nhạc Trịnh . Những nghệ sỹ này rất nhiệt tình, họ biểu diễn với âm lượng vừa đủ và hay để ý đến thái độ thực khách, nếu khách yêu cầu đến bên bàn biểu diễn thì họ rất sẵn sàng và không nhận thù lao. Chắc chủ nhà hàng đã hợp đồng trả sẵn cho họ mức thù lao theo tháng hoặc theo ngày. Đây là một nét văn hóa rất đặc trưng mà ở Hà Nội và các thành phố lớn khác không có được. Ở Sài Gòn món ăn nào cũng ấn tượng : nếu đồ ăn thì hương vị không thể thiếu là đường, đồ uống thì kèm rất nhiều đá lạnh .Từ tô bún bò đến bát hủ tíu đều ngòn ngọt cay cay, còn đồ uống thì dứt khoát phải lạnh như bia , rượu, trà đều kèm đá .Các buổi nhậu ở đây thường kéo dài đến 3-4 tiếng đồng hồ là thường. Có lẽ phong cách người phương Nam phóng khoáng nên gặp gỡ bạn bè là phải nhậu lai rai mới thỏa tấm lòng. Mà cái hay ở các bàn nhậu là người ta rất vui vẻ nhưng không hô zô zô 100% như ngoài Bắc . Rất nhiều quan chức cỡ bự nhưng hết giờ làm việc họ ăn mặc rất giản dị cứ áo phông, quần cộc đến nhậu với bạn bè trông rất dân dã chứ không như ngoài Bắc. Nếu ở các quán nhậu trong này mà thấy một ông nào ăn mặc đóng hộp đến nhậu thì y như là ông ta vừa từ ngoài Bắc mới vào...
Đăng nhận xét