Minh đều kín khách , các chuyến tàu nhanh cũng thế, ngành đường sắt đang gồng mình để dáp ứng nhu cầu đi lại của mọi người vào thăm Tp Hồ Chí Minh như một cuộc hẹn đã định. Tôi rất may mắn có người nhà trong đó nên năm nào cũng vậy , cứ vào dịp nghỉ lễ , Tết là tôi bố trí công việc để vào thăm Sài Gòn, để được đi trên con đường " Lá me bay" thơ mộng , để ngắm nhìn sông Sài Gòn đỏ nặng phù sa dập dềnh những tảng lục bình tím ngát lững lờ trôi trong ráng chiều hoặc thưởng thức cái không khí xô bồ, chen lấn của người bán, người mua ở chợ Bến Thành...Đó là những kỳ nghỉ mang lại cho tôi cảm giác bình yên đầy ý nghĩa. Sáng tháng Tư này, sau hơn 2 giờ bay từ Hà nội vào TP Hồ Chí Minh , tôi đã có mặt ở Sài Gòn . Đi trên xa lộ Đông Tây hay còn gọi là xa lộ Hà Nội đến Bến Nhà Rồng nhìn hàng nghìn xe máy , xe ô tô nối đuôi nhau thì cảm giác đường Sài Gòn quá hùng vĩ (mà ở trong này ít xảy ra tắc đường như ở Hà Nội).Gió mát trên Nghè Thị Vải thổi lên làm người đi đường , đi tản bộ càng thêm khoan khoái. Khu vực Bến Nhà Rồng vào ngày chủ nhật rất đông khách du lịch. Mấy ông “Tây ba lô” vừa chụp ảnh vừa chỉ trỏ hầm cầu Thủ Thiêm và tòa nhà cao nhất Sài Gòn (66 tầng) có cả bãi đỗ cho máy bay trực thăng ra vẻ thán phục lắm . Thăm thú một hồi thấy mệt, vào một nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn gọi ly cà phê nhâm nhi . Sông Sài Gòn khá rộng, bao nhiêu con tàu loại lớn hú còi đi lại, dòng sông đỏ nặng phù sa để cho những miệt vườn phương Nam thêm trù phú , từng đám hoa lục bình tím ngát lập lờ trôi như gieo vào lòng du khách nỗi nhớ ly hương...Đến Dinh Độc lập vào buổi chiều chủ nhật khách tham quan đông nghịt, đủ các thành phần từ các đoàn cán bộ, các cựu chiến binh, học sinh , sinh viên ,thiếu nhi ở mọi miền đổ về chiêm ngưỡng và tìm hiểu một công trình đầu não của Ngụy quyền Sài Gòn trước tháng 4 năm 1975. Phải nói rằng Dinh Độc lập theo ngày tháng ghi trên phía cửa sau thì được xây dựng gần 6 năm (7-1962-10-1966) do Cục Công binh ngụy xây dựng mà người khởi xướng xây dựng Dinh là Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng ông ta không được sống trong Dinh một ngày nào (Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963). Dinh Độc Lập có diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, sân thượng, tầng hầm với 95 phòng, mỗi phòng được trang trí nội thất khác nhau. Nơi đây từng là cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn cũ, nơi ở của gia đình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đồ án thiết kế tòa nhà là của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã , giải thưởng cao nhất của trường Mỹ thuật Pa-ri. Thăm các phòng làm việc của Tổng thống ngụy, phòng làm việc của các Phó Tổng thống , phòng tiếp khách các đại sứ, phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống và phu nhân các Phó Tổng thống, phòng chiếu phim, thư viện...khá trang trọng và bài trí đẹp. Ở hành lang tầng 2 gần phòng làm việc của Nguyễn Văn Thiệu có treo bức tranh sơn dầu mô tả Thúy Kiều gặp gỡ Kim trọng trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du chứng tỏ Tổng thống Thiệu cũng rất lãng mạn. Trên lầu 4 là một phòng hòa nhạc lớn có thể chứa được vài trăm quan khách tham dự các buổi hòa nhạc , khiêu vũ, có đặt một chiếc dương cầm mà người biểu diễn là con gái rượu của Tổng thống Thiệu. Nghe nói cô gái này rất tài hoa chơi được các bản nhạc từ nhạc cổ điển đến đương đại như Rốc, Phốc ...Mặc dù kiến trúc Dinh hiện đại , được thiết kế công phu kết hợp đủ các yếu tố tâm linh và khi thiết kế Dinh , Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT , có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự ,lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM . Theo quan niệm dân chủ hữu tam : Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội tụ đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG , trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi. Thế nhưng Tổng thống Thiệu cũng phải vĩnh viễn ra đi ,chỉ được sống trong Dinh vẻn vẹn 9 năm vì cái cơ bản nhất là chính thể của ông ta đi ngược với lợi ích của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Sự sụp đổ của chế độ ngụy quyền sài Gòn là tất yếu lịch sử...
Đăng nhận xét