Ads (728x90)

Tản mạn

"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy"

Câu ca dao không biết có từ bao nhiêu đời nay trong dân gian , và đã được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có lẽ , từ người nông dân thất học đến vị giáo sư uyên bác trên giảng đường đại học đều thuộc làu. Câu ca dao như một châm ngôn ấy , bởi lẽ nó bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc ta, một truyền thống "Tôn sư, trọng đạo" của người Việt Nam. Đó chính là hệ quả lời răn dạy của cha ông ta : "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" và "Không thầy đố mày làm nên".
Cư dân mạng Đà Nẵng phát sốt với nữ sinh xinh xắn có cái tên lạ 9
Nhà nước phong kiến Việt Nam có nhiều hạn chế, nhưng có những điều mà xã hội hiện đại của chúng cần phải học tập. Một trong những điều đáng học ấy , theo tôi là dạy con người biết quý trọng người thầy, đưa vị trí của người thầy lên đúng tầm của nghề dạy chữ, dạy tri thức, dạy làm người. Chả thế mà mặc dù không ưa Trạng Trình, nhưng mỗi khi nhà Mạc nguy cấp trong việc trị quốc , an dân, đích thân Mạc Đăng Dung phải quỳ lạy , xin cụ Trạng Trình vài lời răn bảo. Rồi vua quan nhà Trần không tin dùng thầy Chu Văn An, nhưng khi Người về Chí Linh ở ẩn, hằng năm các vị đại thần trong triều theo lệnh vua vẫn đến hỏi người về kế sách trị quốc . Vị trí của người thầy đã được xã hội từ cổ chí kim đánh giá đúng mực và tôn vinh, bởi lẽ họ tượng trưng cho những phẩm chất, tư chất mà mọi người phải học hỏi .

Người xưa còn dạy "Ăn vóc học hay" . Ấy mà ở xã hội ta hiện nay, đôi lúc , đôi nơi người ta quên đi truyền thống tốt đẹp ấy, không hiếm những tắm "gương mờ" xoá bỏ lời răn dạy của ông cha. Thật đau lòng , thỉnh thoảng báo chí lại đưa tin ở nơi này , nơi nọ vẫn xảy ra những vụ bạo lực đối với thầy cô giáo . Mà đối tượng hành hung người thầy chính là lũ học trò vô đạo hoặc những vị phụ huynh vô sỉ ...Mà nguyên nhân của những vụ bạo hành đối với những người thầy chỉ là chúng học kém , phải lưu ban hoặc ngồi trong phòng thi không quay cóp được bài ...nên sinh trả thù người dạy .

Đến thăm bất cứ trường học nào và ở cấp học nào , chúng ta đều thấy các thầy giáo ,cô giáo đều có ý tưởng tốt đẹp trong giáo dục "tiên học lễ, hậu học văn". Thật đáng buồn là có lúc, có nơi, không hiếm những học trò có những hành vi , cử chỉ bất nhã với người dạy dỗ mình. Và một điều đáng buồn hơn là cũng có những bậc phụ huynh không mẫu mực cho con cái noi theo. Có người cho rằng : con họ đi học thì phải đóng tiền .Cơ chế thị trường mà , khi đã "tiền trao, cháo múc" thì còn phải ơn huệ gì (?!) . Có trường hợp ở trường THCS nọ, cậu " quý tử" đem hết tiền đóng học phí vào quán NÉT , nhà trường thông báo về nhà, vị phụ huynh nọ không hiểu rõ nguồn cơn đã đỏ mặt, tía tai doạ đánh cô giáo...Thiết nghĩ , những hành động thiếu tôn trọng người thầy dạy dỗ con cái mình là biểu hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của nền đạo đức và nguy hại biết chừng nào khi chính các phụ huynh không tôn trọng người thầy, bởi lẽ dưới con mắt các em học sinh , thì người thấy của chúng đều là thần tượng.

Tuy những trường hợp nêu trên chỉ là cá biệt, nhưng cũng cần gióng lên hồi chuông báo động tình trạng suy thoái về mặt đạo đức và khi viết những dòng này tôi thầm ao ước "bao giờ cho đến...ngày xưa" trong quan hệ thầy trò và cha mẹ học sinh đối với người có công dạy chữ , dạy cách làm người cho con em mình , để câu nói cửa miệng "Tôn sư trọng đạo" luôn luôn là suy nghĩ và việc làm của mọi người trong xã hội .

Đăng nhận xét