Ads (728x90)


                                 
                    Lan Anh


“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Có một người yêu mến Hải Phòng khi đến thăm và nhen nhóm cảm xúc để viết một bài thơ… gửi đất và người Hải Phòng, nơi có những bên cảng tấp nập, những ống khói dài vươn cao và những hàng phượng vĩ rực rỡ sắc màu:

“Hoa phượng cháy dọc hai bờ sông Cấm”
Thiêng liêng và cao quý, hoa phượng Hải Phòng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của đất cảng. Tới Hải Phòng, tác giả nhận ngay ra những sắc màu rực rỡ của hoa phượng. Những cách hoa phượng nhỏ, bé mong manh mà gợi nhớ ,gợi thương. Đến Hải Phòng, những đặc trưng của một thành phố cảng như được thu hết vào tầm mắt của nhà thơ. Từ những ống khói dài vươn cao cho tới tiếng còi tầm gọi tan ca. Những hình ảnh, âm thanh của cuộc sống lao động đầy kiêu hãnh dội vào lòng thi sĩ và gợi nhớ tới hình ảnh của một nhân vật trữ tình quen thuộc là hình ảnh “người em gái”. Phố xá tập nập ồn ào, nhưng để tìm lại một chút bình yên và sâu lắng trong tâm hồn, nhà thơ nhớ về hình ảnh một người “em”, hồn nhiên ngây thơ, trong trắng với những tiếng cười lanh lảnh, âm thanh quen thuộc rất đỗi đáng yêu của cuộc sống . Ngay từ cách dùng từ , tấc giả đã khái quát tính cánh của một người con gái phố thợ với cá tính mạnh mẽ, yêu đời. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh người “Em” lại được tác giả xây dựng ngay từ đầu bài thơ. Hình ảnh này như một điểm nhấn của thành phố Hải Phòng. Người con gái Hải Phòng đằm thắm ,dịu dàng nhưng cũng không kém phân tinh nghịch

“Tiếng nói cười lanh lảnh vang xa
Em ríu rít bên ai đường phố thợ”


Thơ là những cảm xúc xuất phát từ những xúc cảm của con tim người nghệ sĩ. Thơ chỉ sinh ra khi cảm xúc trong tim đã tràn đầy. Đối với tác giả bài thơ…đây không chỉ là cái quen và còn thấu hiểu từng cảnh vật và con người Hải Phòng. Nếu ai đó đã từng tới Hải Phòng thì khi đọc bài thơ này sẽ cảm nhận được mạch thơ và tứ thơ phát triển theo chiều cảm xúc. Từ màu đỏ của hoa phượng chuyển sang màu tím của bằng lăng cũng là một biến đổi tâm trạng tinh tế. Nỗi buồn, nỗi nhớ man mác thể hiện trên từng câu, chữ của khổ thơ:

“ Những ống khói vươn cao, cao mãi
Bằng lăng chiều tím ngắt chơi vơi”


“Bằng lăng chiều, tím ngắt lại chơi vơi” đã hé mở tâm trạng nhớ, một chút buồn lãng mạn . Trong cái náo nhiệt ồn ã của tiếng còi tầm tan ca, tiếng ríu rít của “em cười”, sự sôi động của một thành phố cảng , nhà thơ vẫn tìm được cho mình một khoảng tĩnh lặng trong tâm hồn. Khoảng lặng ấy, dù không được bộc bạch, nhưng nó giống như một nốt trầm trong một bài thơ trữ tình. Từ hình ảnh của một Hải Phòng thân quen, nhà thơ nhớ lại một tình yêu “vụng dại” của một bạn thơ đã có những trang viết về Hải Phòng khá xúc động :

“ Có một Hải Phòng trong thơ bạn viết
Như tình yêu khao khát buổi ban đầu
Ta vụng dại còn em thì xa cách
Gặm nhấm nỗi buồn biết gửi vào đâu?”


Sự đứt đoạn mạch cảm xúc từ vui sang buồn của bài thơ cho thấy sự nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sĩ. Dẫu cố nắm, cố thu không gian vui nhộn của thành phố vào trong mắt, nhưng trái tim thì ngược lại, hướng nhà thơ về quá khứ với những mối tình vụng dại thuở ban đầu. Trong những câu thơ cuối, thể hiện rõ của một người đến và lại phải xa Hải Phòng. Để lưu giữ lại hình ảnh vế một thành phố mang tên “Hoa phượng đỏ” ,tác giả hướng tầm mắt bao quát xa hơn và rộng hơn:

“Chiều hải cảng những con tàu xa khuất
Sóng trùng dương tít tắp giữa chân trời
Xin tạm biệt những nụ cười thân ái
Ấm tình người tha thiết Hải Phòng ơi!’


Tạm biệt Hải Phòng trong tâm trạng lưu luyến, chia tay với những cảnh vật và tình cảm hồn hậu của bạn bè ,nhà thơ như thu hút tất cả những gì thuộc về Hải Phòng vào tầm mắt mình. Tuy không được sống trên đất Hải Phòng nhưng những gì mà tác giả đã thể hiện đã phần nào cho thấy sự gắn bó cũng như những tình cảm thiêng liêng của người viết và của những ai yêu Hải Phòng với thành phố cảng, mảnh đất hoa phượng đỏ. Trong thơ ấm áp hơn bởi những nụ cười thân ái của những con người Hải Phòng -những con người năng động tạo nên một thành phố trẻ sôi động và quyến rũ/.

Đăng nhận xét