Lan Anh
Tuổi thơ của mỗi người đi qua rồi chẳng bao giờ trở lại. Khi mái tóc đã pha màu bạc và nhất là khi trở thành ông ngoại, bà ngoại thì những hoài niệm về tuổi thơ lại thao thức trong lòng. Bài thơ "Mùa xuân gõ cửa" của tác giả Nguyễn Viết Hiện nói với chúng ta rất nhiều điều như thế:
Mới chớp mắt ngày nào còn thơ bé.
Nay năm mươi, chập chững trước chân trời”
Khi con ngưòi dần trải qua một nửa đời người, một nửa cuộc đời đủ đề trải nghiệm cuộc sống, đủ để đưa ra những triết lí sống của cuộc đời. Đối với tác giả bài thơ cũng vậy. Ý thức thời gian nay trở thành thiêng liêng, cao quý. Thời gian sầm sập tới để lại phía sau bao ngậm ngùi nuối tiếc. Sự trải nghiệm đã khiến họ, những con ngưòi đang bước vào tuổi 50 cảm thức được sự trôi chảy của thời gian, cảm nhận được tuổi thơ của mình dần xa khi những sợi tóc của mình cũng dần bạc trắng. Sống với những hoài niệm của quá khứ. Nhà thơ thao thức một thời xa:
“ Em cũng thế, nhớ ngày nào vụng dại
Đã lên chức bà, thương thương qua đi thôi”
Một tín hiệu vui khi em được lên chức bà, nhưng đó cũng là lúc tuổi già đã đến. Dù giọng thơ có pha chút trầm buồn nhưng khi đọc lại ta vẫn thấy hiển hiện trong những câu thơ ấy một tâm hồn trẻ trung lãng mạn và rất yêu đời. Bởi dù đã lên chức bà nhưng nhà thơ vẫn gọi tên “em” rất đỗi thân thương. Câu thơ nhẹ nhàng, đằm thắm như một lời động viên đầy ý nghĩa. "thương thuơng quá đi thôi” . Nhiều người yêu thơ của tác giả Nguyễn Viết Hiện cũng bởi những tình cảm rất mực chân thành, giản dị mà cũng không kém phần sâu lắng như thế. Có ai đó đã từng nói thơ là tiếng nhạc của tâm hồn. Quả đúng không sai, đã có lúc nhà thơ yêu thương thế nào thì lắng đọng trong thơ như thế, thơ là nơi con tim chân thành bộc lộ cũng là để nồng nhiệt yêu thương. 50 tuổi, anh giật mình thảng thốt tìm lại tuổi thơ của mình đã đánh mất.
“Tuổi thơ anh đánh mất ở đâu rồi?”
Đọc những vần thơ này, ta thấy có cách cảm nhận rất độc đáo, tuổi thơ của anh gần gũi và quen thuộc như vật báu ở bên mình, đó cũng là tín hiệu thẩm mỹ đã trở khá quen thuộc trong thơ anh. đối với tác giả đó hẳn là điểm tựa của tình cảm. Những hình ảnh như cánh võng, lời ru không chỉ xuất hiện trong “Mùa xuân gõ cửa” mà còn xuất hiện khá nhiều trong các bài thơ khác của anh. Dù có quen thuộc nhưng hình ảnh ấy trong mỗi bài thơ lại chất chứa những cảm xúc khác nhau. Ở bài thơ này đó là những kỉ niệm tuổi thơ:
Mới chớp mắt giờ đã thành “ông ngọai”
Dù trong lòng vẫn háo hức như xưa
Phiên chợ tết theo mẹ đi líu ríu
Tấm áo hồng ấm áp cả chiều mưa”
Nếu ai đó đã từng đọc bài thơ " Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ sẽ thật khó quên những hình ảnh thật vui nhộn và đầy màu sắc truyền thống trong những phiên chợ quê. Trong thơ của tác giả Nguyễn Viết Hiện chợ Tết đã đọng lại thành những kỉ niệm đẹp. Hình ảnh tuổi thơ dược líu ríu theo mẹ đi chợ tết, được mặc những tấm áo hồng rực rỡ giữa ngày xuân, đối với trẻ nhỏ thế đã là hạnh phúc. Một giọng thơ giản dị nhưng chan chứa ân tình . Ngày nay, trẻ con rất ít khi đựoc đi chợ tết. Chợ Tết ngày nay đối với chúng là những siêu thị,, những Trung tâm thương mại, những cửa hàng tạp hoá lớn, nhỏ. Thật hiếm có những chợ phiên ngày tết như những ngày xa xưa. Cũng chính vì thế mà chợ tết trở thành một trong những kỉ niệm đẹp của tác giả. Người thi sĩ những kí ức đẹp của tuổi thơ đồng thời cũng muốn trẻ nhỏ biết yêu thương và quý trọng tuổi thơ của mình. Lắng đọng trong chúng ta là những câu thơ giản dị chân thành nhưng mang nhiề ý nghĩa.
Mùa xuân gõ cửa đã chạm vào lòng người đọc những kí ức xa xăm để rồi khơi gợi biết bao tình cảm đẹp. kéo chúng ta về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ để sống vui và có ích hơn.
Đăng nhận xét